Trao đổi sinh viên ở Hàn Quốc

Sinh viên trao đổi ở đại học là bạn đang là sinh viên của một trường đại học có liên kết với trường ở Hàn Quốc. Mà 2 trường có thỏa thuận đưa sinh viên của trường mình sang trường của đối tác học. Sinh viên trao đổi cũng có nhiều dạng như: Trao đổi 2+2, 3+1, 2+2 xen kẽ (năm nhất – năm ba học ở Việt Nam, năm hai – năm tư học ở Hàn Quốc,… Tùy vào 2 trường hợp tác thỏa thuận.

  1. Điều kiện để trở thành sinh viên trao đổi:
  • Là sinh viên đang học của trường đại học
  • Tối thiểu là sinh viên năm 2 (tùy vào thỏa thuận của mỗi trường)
  • Thường thì có điểm GPA theo thang điểm 10 là 7.0 (đôi khi trường đối tác cũng chấp nhận những bạn có GPA 6.0 trở lên; và tính đến thời điểm nộp hồ sơ)
  • Chứng chỉ TOPIK (tùy vào thỏa thuận của mỗi trường)
  1. Hình thức đăng ký trao đổi:
  1. Vòng sơ tuyển
  • Đơn đăng ký tham gia chương trình trao đổi (tùy mỗi trường sẽ có mẫu đăng ký riêng)
  • Giới thiệu bản thân và kế hoạch học tập (tiếng Anh hoặc tiếng Hàn)
  • Bảng điểm và giấy xác nhận sinh viên của trường (giấy này sinh tại trường theo học)
  • Bằng tốt nghiệp và học bạ cấp 3
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương
  • Giấy khai sinh (dùng mẫu chung của Việt Nam)
  • Giấy khám sức khỏe
  • Bản sao hộ chiếu
  • Sổ hộ khẩu
  • Thẻ căn cước, chứng minh nhân dân của sinh viên và bố mẹ
  • Xác nhận nghề nghiệp và thu nhập của bố mẹ (hợp đồng lao động, bảng lương của bố mẹ)
  • Xác nhận chứng minh tài chính 9000 USD (sổ tiết kiệm đã được mở tối đa 3 tháng tính đến thời điểm xin visa và không được giao dịch)

Lưu ý: Tất cả hồ sơ đều cần phải công chứng dịch thuật sang tiếng Anh (trừ đơn đăng ký tham gia chương trình, giấy giới thiệu bản thân và kế hoạch học tập)

  1. Vòng xét tuyển: Sinh viên nộp về nhà trường rồi nhà trường sẽ gửi hồ sơ qua trường đối tác đợi xét duyệt
  2. Phỏng vấn với nhà trường bên Hàn Quốc (nếu có): Về phỏng vấn thì sẽ hỏi những câu đơn giản, không khắc khe quá (chủ yếu là giáo viên bên đó muốn biết thêm về sinh viên sắp sang trường họ để học)
  3. Thông báo trúng tuyển: Sinh viên đã được trúng tuyển sẽ được trường bên Hàn Quốc gửi giấy mời nhập học chính thức và tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin visa nhập cảnh (phía bên 2 trường sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp sinh viên không xin được visa vì lý do cá nhân)
  1. Hồ sơ chuẩn bị xin visa nhập cảnh

Hồ sơ xin visa cũng giống hồ sơ nộp cho trường để gửi sang trường ở bên Hàn (do 2 trường hợp tác nên chỉ nộp bản scan) nên khi chuẩn bị đi xin visa thì nhà trường sẽ gửi lại bộ hồ sơ đã nộp để cho sinh viên đỡ phần làm lại hồ sơ. Tuy nhiên cũng có một số giấy tờ cần bổ sung là:

  • Giấy bảo lãnh tài chính cho con đi du học (cần có xác nhận của địa phương)
  • Bảng điểm; giấy xác nhận sinh viên và học bạ cấp 3 cần xin thêm tem và dấu hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan ngoại giao của Việt Nam (vì 3 giấy tờ này hợp pháp hoá của Lãnh sự quán Hàn Quốc để được công nhận tại Hàn Quốc)
  • Trong trường hợp anh ruột hoặc chị ruột bảo lãnh tài chính (không phải bố mẹ bảo lãnh thì không cần giấy xác nhận nghề nghiệp, thu nhập của bố mẹ mà chỉ cần giấy của anh hoặc chị) phải bổ sung thêm giấy khai sinh của anh hoặc chị; bản tường trình vì sao bố mẹ không bảo lãnh cần có xác nhận của địa phương
  • Bằng TOPIK (nếu có hoặc trong trường hợp bên Lãnh sự quán Hàn Quốc gọi bổ sung)

Khi đi xin visa thì cần mang theo sổ ngân hàng, giấy khai sinh bản gốc để các nhân viên so sánh với hồ sơ. Riêng hộ chiếu thì nộp bản gốc lại cho đến khi có kết quả và sẽ được trả lại hộ chiếu (những hồ sơ còn lại sẽ không được trả)

  1. Nhận kết quả visa và hoàn tất hồ sơ của trường: Khi có kết quả visa rồi thì cần phải báo về nhà trương và nộp tiền chương trình (tùy mức giá của mỗi trường). Sau đó cần phải bảo lưu điểm trước khi sang Hàn để khi bạn hoàn thành chương trình thì có thể về Việt Nam tiếp tục hoàn thành chương trình còn lại
  2. Mua vé máy bay rồi đợi tới ngày bay

Những lợi ích khi đi trao đổi sinh viên:

  • Dễ dàng xin được visa nhập cảnh hơn so với các visa khác
  • Không phải phỏng vấn với Lãnh sự quán Hàn Quốc (trừ trường hợp hồ sơ của bạn gặp một chút vấn đề)
  • Do là 2 trường trao đổi sinh viên với nhau nên trường bên Hàn Quốc sẽ có khoa tiếng Việt, từ đó bạn có thể học hỏi và trao đổi với các bạn Hàn Quốc được rõ ràng hơn
  • Khi sang Hàn Quốc, được học chuyên ngành D2 luôn (thường thì khi đi du học sẽ bắt buộc học tiếng D4 từ 6 tháng đến 2 năm rồi mới được học lên chuyên ngành D2)
  • Được trải nghiệm như một sinh viên du học tự túc thường. Rút ngắn được thời gian đăng ký đi làm thêm (trong khi đó, sinh viên du học thường thì phải chuyển từ D4 lên D2 thì mới được đăng ký đi làm)
  • Thường thì chương trình trao đổi 3+1 sẽ được miễn tiền học ở trường bên Hàn Quốc (tùy theo thỏa thuận của 2 trường; có khi được miễn tiền kí túc xá), còn chương trình trao đổi 2+2 hoặc 2+2 xen kẽ thì đa phần sẽ phải đóng tiền học tại Hàn Quốc và được giảm 50%
  • Chương trình 2+2 và 2+2 xen kẽ khi tốt nghiệp sẽ nhận được 2 bằng tốt nghiệp cả ở Việt Nam và Hàn Quốc. Sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội chuyển đổi visa đi làm tại Hàn Quốc
  • Khi đi trao đổi lịch học của bạn sẽ được sắp xếp hợp lý để bạn có nhiều thời gian để đi trải nghiệm văn hóa, lịch sử của Hàn quốc hơn
  • Được tham gia tất cả các sự kiện, câu lạc bộ của trường như là sinh viên chính của trường.

Những lưu ý khi đi trao đổi:

  • Vì đã học tối thiểu 2 năm ở Việt Nam rồi nên khi qua Hàn để học thì bạn cần tìm hiểu là mình được đăng ký một học kỳ được tối đa mấy học phần. Và bạn cần chú ý xem là những môn mình học có thể chuyển điểm được hay không
  • Để ý là mình sẽ bắt đầu qua Hàn vào thời gian nào, vì thời tiết của Hàn Quốc có 4 mùa rõ rệt nên bạn cần phải tìm hiểu trước để tránh trường hợp mang quá nhiều đồ không cần thiết cho thời tiết của mùa hiện tại và mùa tiếp theo
  • Nên đổi một ít tiền Hàn mang theo khi mới sang, để khi chưa làm thẻ ngân hàng thì vấn có tiền mặt để sắm đồ dùng cần thiết
  • Mang theo khoảng 5 tấm hình thẻ 3.5 x 4.5 để làm thẻ cư trú (nếu đi trao đổi 1 năm trở lên), thẻ sinh viên,…
  • Đồ ăn và gia vị của Việt Nam (nếu kí túc xá cho nấu ăn) để khi mới sang bạn không quen ăn đồ ăn và gia vị của Hàn Quốc. Tuyệt đối không mang theo thịt sang Hàn
  • Đồ vệ sinh cá nhân bạn có thể mua bên Hàn nên bạn chỉ cần đem một ít để khi bạn mới sang chưa tìm được chỗ thích hợp để mua, một phần nữa là khi mua dầu gội ở Hàn Quốc sẽ thích hợp với các mùa tại Hàn hơn.

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ