Thể thơ Soji phổ nhạc của Đại Hàn Dân Quốc
1. Thơ Sijo là gì?
Thể thơ sijo (시조), tên gọi khác là Đoản ca hay Thời tiết ca, thể thơ Ba dòng sáu nhịp
Thể thơ truyền thống của Hàn Quốc hay bán đảo Triều Tiên thời Trung thế kỷ XIV. Xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn hóa ở Bán đảo Triều Tiên. Được mệnh danh là hồn thơ dân tộc Đại Hàn Dân Quốc. Thơ Sijo ra đời cuối thời Goryeo (고려), có nguồn gốc từ thơ ca dân gian từ thời Shilla (실라) và phát triển cực thịnh dưới vương triều Joseon (조선).
Đối tượng sử dụng sáng tác là các Nho sĩ (사대부) do bị ảnh hưởng của Nho giáo và viết bằng chữ Hán. Ngoài ra, còn có chủ đề tình yêu, sáng tác bởi tầng lớp Gisaeng (기생). Nhưng hầu hết đều lấy cảnh thiên nhiên làm đối tượng phản ánh, đặc biệt là cảnh sông hồ.
- Thơ Sijo là thể thơ nổi bật do sự tiếp biến và dung hợp từ các thể thơ của các thời đại.
- Đó là các thể dân ca cổ hay thể thơ hyangga (향가) của đế chế Shilla, những bài hát văn xuôi của vương quốc Goryeo.
- Tất cả tạo nên một thể thơ Sijo trữ tình phổ biến mang tính truyền thống của văn học Hàn Quốc.
Chính vì thế, thơ Sijo được mệnh danh là hồn thơ dân tộc Đại Hàn Dân Quốc.
2. Cấu trúc
Thơ Sijo được chia ra các thể loại Bình thời điệu (평시조), Liên thời điệu (연시조), Từ thuyết thời điệu (사설시조), Lưỡng chương thời điệu (양장시조), Hiện đại thời điệu (현대시조).
Dòng đầu là Chojang (Sơ chương), dòng thứ hai là Jungjang (Trung chương) và dòng cuối là Jongjang (Chung chương). Mỗi dòng có hai nhịp, mỗi nhịp có 3 – 4 âm tiết. Tác phẩm tiêu biếu có Pyeongrong (Bình lộng)
Bình thời điệu (Pyeongsijo) là hình thức phổ biến trong khoảng cuối thế kỷ XIV và thế kỷ XV, mang tính giáo dục răn dạy. Bình thời điệu là hình thức chủ yếu của Sijo cuối thế kỷ 14 và thế kỷ 15, thường có ba dòng, mỗi dòng từ 14 đến 16 âm tiết, toàn bài có khoảng 45 âm tiết và theo thứ tự mỗi dòng: 14 – 15 -16.
Ngoài ra, thơ Sijo được sáng tác bởi tầng lớp trung lưu (tầng lớp giữa quý tộc (양반) và thường dân (양민)) thường mang vẻ phong lưu, phóng khoáng, đa tình. Nhưng từ thời giữa triều đại Joseon (thế kỷ XVI – thế kỷ XVII) các kỹ nữ (기생) cũng được phép làm thơ nên các bài thơ mang nội dung tình yêu đôi lứa. Sau này bị biến đổi có số âm tiết nhiều hơn gọi là Từ thuyết thời điệu (Saseolsijo) có nội dung hài hước diễn tả niềm vui và nỗi buồn của người dân thường.
Nhà nghiên cứu Choi Seung-beom trong bài viết “The Mot of the Choson Sonbi” đã khắc họa lại hình ảnh của một “Sonbi” (nho sĩ) biểu hiện trong thơ sijo: Sijo hướng người ta đến một mẫu hình “Sonbi” hội tụ đầy đủ năm nét đẹp nhân cách: Thứ nhất là lòng trung thành với triều đình, thứ hai là tính cách chính trực, sẵn sàng từ chối những của cải có nguồn gốc không trong sạch, thứ ba là tình yêu đất nước, thứ tư là lối sống giản dị, thanh nhàn, và thứ năm là không ngừng tu thân theo đạo đức Nho gia.
Thể thơ nói bằng hình tượng thiên nhiên. Những hình tượng xuất hiện thường xuyên nhất trong sijo là núi, đá, sông hồ, cây thông, chim diệc bạch…
Các phép tu từ cũng được sử dụng với tần suất cao. Các biện pháp tu từ phổ biến trong sijo là điệp ngữ, điệp cấu trúc (trong yeon-sijo), liệt kê, tăng tiến, đột giáng (trong saseol-sijo), điệp từ, chơi chữ, sử dụng từ láy và điệp âm (trong cả pyeong sijo, yeon-sijo và saseol-sijo).
3. Trích các đoạn thơ thuộc thể Sijo
Lời của ca khúc Pyeongrong (Bình Lộng) theo thể loại thơ phổ nhạc Gagok dành cho giọng nữ có đoạn:
Sao Bắc Đẩu một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy vì sao
Ngượng ngùng trải lòng này ai thấu
Thoáng gặp gỡ chưa cạn lời ngày đã hết
Đừng để cho đêm dài và ngày mai đến
Bài hát là tâm tình lưu luyến da diết của những người yêu nhau lâu ngày mới gặp mặt mà đã phải chia tay ngay.
[Một số thể loại âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc được phổ nhạc từ thơ cổ Sijo]
Đôi khi lối thơ cổ Sijo còn được lồng vào âm nhạc dân ca Minyo. Một đoạn thơ của kỹ nữ Hwang Jin-yi viết rằng:
Nước suối trong, núi thẳm dưới trời xanh đừng tự tin rằng sẽ dễ về
Khi dòng chảy ra biển rồi, ắt khó lòng quay lại
Núi vắng tràn ngập ánh trăng trong, nán lại nghỉ ngơi mà tận hưởng
Đây là những câu thơ cổ Sijo do Hwang Jin-yi, một phụ nữ cầm kỳ thi họa xuất chúng của vùng Songdo, sáng tác khi chia tay với một học sĩ có hiệu là Byeokgyesu (âm Hán là “Bích khê thủy” tức là “Nước suối trong”). Từ Myeongwol (Minh nguyệt, có nghĩa là “Trăng sáng”) trong bài thơ cũng là bút danh của kỹ nữ Hwang Jin-yi.
Xưa kia ở Hàn Quốc nói đến bài hát Norae thì người ta mường tượng ngay đến loại nghệ thuật trọng thị, uy nghiêm như thơ phổ nhạc Gagok, Gasa hay thơ cổ Sijo. Còn những khúc hát mà người dân thường ưa thích như hát kể chuyện Pansori hoặc các giai điệu dân ca Minyo được gọi là Sori. Do đó, Noraegarak là giai điệu trên lời thơ cổ Sijo, được hát theo âm điệu với bất kể chủ đề nào. Đặc thù ở đây là các câu hát cứ nối tiếp nhau. Thơ cổ Sijo lời ngắn nhưng nội dung súc tích nên vẫn được ưa chuộng trong thời kỳ này. Sau đây, Thanh Hương xin giới thiệu một áng thơ cổ Sijo do học giả Song Si-yeol, hiệu là Uam (Vưu Am), viết:
Non tự xanh nước tự biếc
Ta tự tại giữa non xanh nước biếc
Vạn vật trưởng sanh rồi khắc tự già
Nhà trí thức Song Si-yeol được gọi là Songja (một từ ghép từ họ “Song” và “Tử” như Khổng Tử) vì ông là một học sĩ Nho giáo nổi tiếng của Hàn Quốc giống như Khổng Tử hay Mạnh Tử của Trung Quốc. Trong thơ ông, thiên nhiên được cảm nhận như một người bạn, thể hiện nỗi niềm khao khát của tác giả được sống cuộc đời tự do, tự tại.
* Ca khúc Pyeongrong (Bình Lộng) theo thể loại thơ phổ nhạc Gagok dành cho giọng nữ/ Jo Sun-ja
* Dân ca “Noraegarak” của vùng tỉnh Gyeonggi/ Lee Ho-yeon
* Nhạc phẩm Cheongsando Jeolro Jeolro (nhạc phổ thơ Sijo của học giả Song Si-yeol) / Lee Yun-jin
————————————–
Liên hệ ngay
Công Ty TNHH Tư Vấn Du học & Ngoại Ngữ Vũ Gia
Email: [email protected]
Hotline: 0901 897 145/ 0333 876 064
Địa chỉ: Cs1: 344 Gò Dầu, P. Tân Quý, Q. Tân Phú TP.HCM
Cs2: 56 Ngô Quyền, Kv2, P.Lái Hiếu, Tp.Ngã Bảy. Hậu Giang
Website: https://duhocvugia.edu.vn/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@duhocvugia
Face: Du học Vũ Gia